"Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là
thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa
thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng. Nghĩa thứ
ba là văn tự Bát Nhã. Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều
thuộc vào loại văn tự Bát Nhã. Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói
chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế,
nhất thừa, pháp tánh, thủ Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không,...
Vì sao chỉ
có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện
thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn
chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước
trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật
nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa
lý chân thực."
Để tải tài liệu các bạn vui lòng ấn nút Tải Về
0 nhận xét:
Đăng nhận xét